Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Cà phê Viet Nam

Nếu có ai về VN thường hay mua Càphê TRUNG NGUYÊN qua để biếu bà con bạn bè nên thận trọng

Nhân tiện đọc bài về thực phẩm, mời quí thân hữu đọc thêm bài này...để biết tại sao bây giờ ở VN lại có những "tiệm cà phê nằm"(hết cà phê ôm đến cà phê võng ,chỉ ở VN mới có !)...vì uống loại cà phê Trung Nguyên này sẽ...nằm luôn hết ngồi dậy...

Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó nói rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê “đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được”.

Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.
Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp.

Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương.

Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.

Thêm vào đó, TN đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu – bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên TN đã xử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.

Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.

Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê TN được coi là tiêu chuẩn, thìtất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.

Và như thế, không ngoa khi nói rằng, TN đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.

P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê TN bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì.

Ký ninh từ lâu đã được dùng gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được xử dụng trong cà phê TN nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin..

Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm khác.

Còn chuyện bạn hỏi về “tại sao không có ai lên tiếng” – well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện này – nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để “bịt”. Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê.

Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế .

Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.
So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml.

Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ..

Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá..

Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.

Cách chế biến như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu ra caramel.

Trung Nguyên chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn “cà phê ngon” mà thôi.

Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn, thì sự giả dối nghiễm nhiên thành chân.

Về phía các nơi sản xuất, thì họ nghĩ – khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê – độ đắng, mùi hương, độ sánh – đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì?

Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề

Và thế người Việt, đa số, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê ” có văn hoá đặc biệt nhất “.

Đến đây chính là một ngõ cụt – Ngõ cụt dối trá.

Câu hỏi cuối – chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước ?

——

P/S: Một điểm cuối , bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.

Ăn phở 35 đô ở nước Việt Nam cộng sản

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/01/21/110121134753_leithead_106x60_r_nocredit.jpg

Alastair Leithead

Hình từ một quán ăn ở Việt NamBBC News, Hà Nội

Trong lúc Việt Nam Cộng sản đang ngày càng áp dụng những cách làm của chủ nghĩa tư bản, khoảng cách giàu nghèo đang tăng nhanh.

Tôi đã từng có những ngày kỳ quặc, nhưng ngày Chủ Nhật đó ở Hà Nội chắc chắn là ngày rất kỳ quặc.

Việc đầu tiên tôi làm trong ngày là ngắm một người được bảo quản, trông như bức tượng sáp, sau đó là nếm phở đắt nhất ở Việt Nam- rồi xem chiếc xe hơi đắt giá nhất.

Tôi cũng tới buổi gặp ra mắt của câu lạc bộ những người chơi xe Harley Davison trước khi nếm mùi thực tế bằng cách ngồi khoanh chân trên sàn một nhà hàng và nhắp bia hơi.

'Bác Hồ Chí Minh', cha già dân tộc của nước Việt Nam này đã đề nghị được hỏa táng để không phải nằm lạnh giữa một lăng mộ tối đèn, bao quanh bởi lính bảo vệ luôn thúc giục đoàn khách vào thăm đi cho mau trong yên lặng, tay bỏ khỏi túi, mũ gỡ khỏi đầu.

Hàng trăm người Việt Nam và cả khách du lịch thường xuyên xếp hàng để vào viếng ông, trong hình dáng giống như khi ông vừa qua đời cách đây hơn 40 năm.

Đảng Cộng sản ở đây không muốn thay đổi nhưng với các nhà chọc trời mọc lên ở khu lân cận lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay đổi đang ập tới với ông.

Khách giàu

Địa điểm tiếp theo của tôi là để thưởng thức phở, món súp tiếp đạm cho quốc gia thường được bán với giá một đô la.

Nhưng chúng tôi không đến những quán phở thường mà tới nếm thử loại phở đắt nhất nước với giá 35 đô la một tô.

Hai chiếc xe Porsche hai cầu đỗ bên ngoài quán. Tôi còn không biết là Porsche chế tạo cả xe hai cầu.

Ông chủ quán nói với chúng tôi về chất lượng thịt bò Nhật, độ sạch sẽ của bếp nấu và số tiền mà những người giàu sẵn sàng bỏ ra để húp món phở đắt nhất Việt Nam.

Một thực khách thú nhận ông vừa ăn món phở đặc biệt của nhà hàng và gần như cảm thấy có lỗi khi nói với tôi ông làm cho chính phủ.( Làm cho chính phủ mà vào đây thưởng thức tô phở 700 ngàn ?)

Chúng tôi cũng nhận được ánh mắt nghi ngờ của một Ủy viên Trung ương Đảng bước nhanh ra khỏi cửa và chui vào chiếc Mercedes trong lúc người trông nom tôi thử món phở mà cô nói không tới mức 35 đô la ngon hơn phở cô thường ăn.

Đồng sàng dị mộng

Vâng, người trông nom chúng tôi...

"Đảng" cũng thích kiểm soát. Nhưng đây không phải là nước cộng sản mà chúng ta tưởng tượng ra từ những năm 1950-1960.

Dĩ nhiên cờ đỏ treo ở mọi góc phố nhưng hình búa liềm tung bay trên đường đối diện với một cửa hiệu Chanel trong khi các áp phích tuyên truyền nằm ngay gần cửa hàng Louis Vuitton.

Những biểu tượng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản - đồng sàng dị mộng.

Ngay cả những người trông nom chúng tôi cũng cười và nhún vai khi được hỏi ý thức hệ và thực tế có thể dung hòa như thế nào.

Họ tỏ ra thẳng thắn và trung thực về những điều quái dị. Ít nhất tôi từng nghĩ họ sẽ phản ứng xã giao và nghiêm nghị, thậm chí đầy đức tin.

Còn ông chủ khách sạn đưa ra cách lý giải riêng: "Vỏ là cộng sản nhưng ruột là tư bản".

Chúng tôi đã thấy lớp vỏ đó - một tập thể các 'đồng chí' tại Đại hội Đảng nhất loạt đồng tình về đội ngũ lãnh đạo mới.

"Có ai phản đối không?" - vị chủ tọa hỏi với cái nhìn lướt qua.

Dĩ nhiên là không. Chất vấn hệ thống là điều không thể dung thứ.

Nhưng rồi tất cả những đấu đá, tranh cãi diễn ra sau những cánh cửa đóng kín.

Đoàn kết bề ngoài là cách họ thể hiện Sức mạnh.

Hột xoàn

Và chúng tôi đã nhìn thấy phần 'ruột' trong cuộc gặp với một trong những người giàu nhất nước.

Chúng tôi được nghe về dự án nhiều triệu đô la xây tòa nhà cao nhất miền Trung, khách sạn ngoài bờ biển của ông và khu biệt thự cao cấp giá hai triệu đô la mỗi căn, các khu công nghiệp và mục tiêu kiếm nhiều tiền hơn nữa qua việc thay thế bỏ hãng xưởng may áo sơ mi và giày để xây nhà máy làm đồ điện tử công nghệ cao.( Ý người viết nói về ông Nguyễn Bá Thanh- Đà Nẵng ?)

"Nếu Đảng đi con đường khác với người dân Việt Nam thì họ không thể sống sót được," ông( NBT) dũng cảm nói.

Đó là sự tự tin đến từ tiền bạc và của cải ( của ông ấy? ).

Và thanh niên khác, 26 tuổi, tràn đầy tự tin cũng cho tôi xem chiếc xe Rolls-Royce Phantom được chế tạo theo đơn đặt hàng, đang hợm hĩnh phô kính trước mặt những người bán hàng rong đội nón lá.

Người anh lấp lánh tỏa sáng toàn vàng và hột xoàn. Khi là chủ cửa hàng bán xe đắt tiền như thế này, người ta có thể dùng điện thoại giát vàng và đồng hồ gắn kim cương.

Thế còn câu lạc bộ chơi xe Harley Davidson? "Ông sẽ không bao giờ nhìn thấy nhiều xe hạng sang như thế này ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới," một trong những người nước ngoài là thành viên câu lạc bộ ấy nói với tôi.

Và đây chắc chắn là thói quen đắt giá. Những người chơi xe thường có máu nổi loạn.

Ở một góc độ nào đó, tôi nghĩ là họ cũng muốn tỏ ra như vậy nhưng động cơ của chiếc xe họ lái cũng chỉ gầm rú để toát lên mùi tiền trong cảnh xung quanh là người dân nghèo ở Hà Nội.

Tôi đã trải nghiệm một ngày với những người giàu có khi ở đây còn hàng triệu người không một xu dính túi.

Sau cơn phấn khích, tôi ngồi uống nước với một nhà báo địa phương.

Cô ấy đã kể về sự trấn áp, những cuộc gọi lúc nửa đêm, điện thoại bị nghe lén và những cảnh bị bám đuôi.

Những người dám thách thức chính quyền thường bị bỏ tù.

Lớp vỏ vẫn còn rất cứng. Những nguyên tắc được lưu giữ trong tủ kính ở Lăng ông Hồ vẫn là phần chủ đạo.

Những tài năng ham muốn kiếm tiền đang cùng sống với hệ thống chính trị(này). Nhưng khi đồng tiền đổ vào, nền kinh tế nóng lên, thay đổi là điều không thể cản được.

Đảng có thể giữ phần chèo lái và chỉ đạo, nhưng phải có bàn tay vững chắc lắm thì mới có thể chặn được thủy triều.

Chuyện tô phở và lương giảng viên, công an

27/01/2011

Hà Văn Thịnh

Đọc BBC, 21.1.2011, bài của Alastair Leithead, viết về chuyện ông ấy đi ăn tô phở có giá 35USD (tức gần 800.000 đồng) ở Hà Nội xong, tôi choáng váng và tự thề với chính mình rằng kể từ nay, phải lập thiền để minh định chính xác là mình còn chưa bằng con cóc ngồi đáy giếng, thực ra mình chẳng biết khu trời, đít bụt ở đâu, thành thử, lâu nay, về cơ bản, là chẳng hiểu chút chi chuyện đời, cứ nói như gã đang ăn ốc và… mò!

Alastair Leihead kể rằng ông “quyết tâm” đi ăn bằng được tô phở đắt nhất Việt Nam (có khi là cả thế giới) vì ông không nghĩ nó có nguyên liệu là thịt bò Kobe (Nhật Bản) nên đắt mà ông muốn biết ai có đủ tiền để ăn, tiền đâu mà ăn?… Câu chuyện kể tiếp rằng một nhân viên chính phủ thấy mình có lỗi khi ăn tô phở đắt chừng ấy và một Ủy viên Trung ương Đảng vội vàng chui vào chiếc xe Mercedes bóng lộn sau khi phát hiện có phóng viên nước ngoài nhìn thấy.

Cái tài của các nhà báo phương Tây là họ luôn phát hiện những vấn đề lớn từ những câu chuyện nhỏ. Phở thì bác Nguyễn Tuân đã bàn từ cái thời anh Ba D. chưa đi mẫu giáo nhưng từ cái chuyện phở để rồi xót xa, nước mắt giàn giụa không phải vì ớt cay thì có lẽ bác Nguyễn phải gọi Leihead là bậc thượng thừa.

Trường đại học nơi tôi công tác, nhận giảng viên (những người giỏi nhất) vào để đi dạy nhằm phát huy nền tảng dân trí, dân khí của nước nhà với lương khởi điểm là 1.290.000 đồng! Chỉ có trời mới biết được giảng viên làm sao sống nổi khi tiền thuê một căn phòng nhỏ nhất có thể là 500.000 đồng, chưa kể tiền xăng xe, tiền ăn… Làm sao đọc sách cho yên, giảng bài cho tốt khi cái bụng cứ réo những câu khẩu hiệu nhàm chán, nhọc nhằn như có thực mới vực được đạo, cơm ăn một bát sao no? Một cựu sinh viện của tôi, được giữ lại trường hơn 10 năm, lương bây giờ là 2,4 triệu đồng. Thằng bạn cùng lớp với nó, học dốt thì đạt đến cỡ âu thâu rầu (ôi thôi rồi), vào làm công an, nay đeo lon thượng úy, lương hơn 4 triệu đồng – tức là bằng lương của tôi, người đã có 34 năm đứng trên bục giảng đại học!

Sự dối trá không phải tìm ở đâu xa – nó diễn ra ngay trước mắt chúng ta, xung quanh chúng ta. Tại sao lương công an cao vòi vọi còn lương của trí thức thì thấp lè tè, thấp hơn cả cái lai quần chị Dậu? Hỏi là đã trả lời vì nó minh bạch hóa một thực tế phũ phàng rằng coi trọng trí thức, phát triển giáo dục chỉ mãi là những khẩu hiệu rối rắm mà thôi. Nói “thương” (tội nghiệp) cho trí thức cũng chẳng khác gì chuyện dân gian: Một người vợ nghèo, đi làm về, đói bụng, ăn một tô phở xong, thương chồng quá nên mua cho anh ta hai củ khoai.

Chống tham nhũng ở đâu trong khi tại sao không đến quán phở 35USD để lườm ngang một chút? Những lời nói có cánh như bèo dạt, mây trôi, dân đen chúng tôi nghe quen và quá đủ rồi. Ban chống tham nhũng ở tất cả các địa phương trên cả nước có dám công khai tài sản cá nhân, có dám chứng minh rằng lương của một giảng viên đại học chỉ bằng số tiền trả cho một Ủy viên Trung ương ăn một tô phở rưỡi (trong trường hợp BBC không sai)? Tại sao có thể bịp bợm chương hồi, lì lợm khó tả và dối trá thì bền vững đến mức phải bàng hoàng?

Người dân biết nhiều lắm chứ không phải u mê như các ngài vẫn tưởng. Hãy đừng thay đổi bằng mồm mà, trước hết, hãy bắt đầu từ tô phở 35 USD. Bảo đảm rằng ngay cả người giàu khi ăn tô phở như thế cũng phải đắn đo nhiều lắm. Thế nhưng, các quan chức của ta, họ dễ ăn, dễ mặt dày mày hợm lắm, vì tiền của dân đóng góp, các vị cứ vơ vào và tiêu pha có cần phải tính toán gì đâu…

Huế, 24.1.2011.

H. V. T.